TỔNG QUAN VỀ BON XÃ ĐẮK BÚK SO
1. Khái quát đặc điểm hành chính, kinh tế xã hội của địa phương
Xã Đắk Búk So là xã Biên giới, là xã trung tâm của huyện Tuy Đức, có 3,5 km đường Biên giới. Có vị trí địa lý: phía Đông giáp xã Đắk N’DRung (huyện Đắk Song); phía Tây giáp xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức), và xã Đắk Đam, vương Quốc CamPuchia; phía Nam giáp xã Đắk R’tih và xã Quảng Tâm (huyện Tuy Đức); phía Bắc giáp Thuận Hà (huyện Đắk Song).
- Quản lý hành chính gồm 10 thôn và 02 bon. Trong đó có: 03 thôn, bon đặc biệt khó khăn;
- Diện tích đất tự nhiên 8.349,914 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 3.715,86 ha, đất lâm nghiệp 210,38 ha, còn lại đất nuôi trồng thủy sản đất ở, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng 4.422,69 ha.
Xã Đắk Búk So là xã loại 1, thuộc khu vực II, thu nhập kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 85%, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 5%, thương mại dịch vụ chiếm 10%.
- Dân số xã có 2.208 hộ với 10.286 nhân khẩu (Dân tộc thiểu số: 452 hộ với 1.979 khẩu; DT tại chỗ: 224 hộ với 1.100 khẩu); có 20 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn xã.
- Trên địa bàn xã có 03 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo và Tin lành với tổng số tín đồ là 599 hộ với 1.927 khẩu, trong đó: Tin lành 119 hộ, 629 khẩu; Công giáo: 166 hộ, 820 khẩu; Phật giáo: 314 hộ, 478 khẩu.
- Về tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã: Tổng số hộ nghèo: 247 hộ với 906 khẩu, chiếm 11,19% số hộ của xã. Hộ cận nghèo: 250 hộ với 1.066 khẩu chiếm 11,32% số hộ của xã.
2. Số thôn, bon giáp Campuchia
- Xã Đắk Búk So có 03 thôn, bon giáp với Capuchia, cụ thể:
+ Thôn 1;
+ Thôn 9;
+ Thôn Tuy Đức.
3. Đánh giá đời sống cơ bản của thôn, bon
Người dân của xã sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với các thế mạnh của xã là các loại cây như cây Mắc ca, cây hồ tiêu, cà phê hiện nay xã đang phát triển thêm các lại cây như: khoai lang, sầu riêng, mít, bơ… Là xã trung tâm nên mọi hoạt động của xã luôn được sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của các cấp chính quyền. Trong những năm qua với sự phát triển của xã, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực trong cải thiện đời sống của người dân. Công tác xoá đói, giảm nghèo được quan tâm chú trọng và đạt kết quả đáng kể (hộ nghèo của xã giảm 12% so với năm 2022).
Giáo dục, y tế, văn hóa xã hội tiếp tục phát triển và được quan tâm. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng, phát triển cả về mạng lưới, trang thiết bị và đội ngũ; chất lượng khám chữa bệnh có chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống, văn hóa cồng chiêng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố.
Mặc dù đã có những bước phát triển, tuy nhiên tình hình KT-XH trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn: tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc ở mức cao, chiếm tỷ lệ 18.58 % số hộ nghèo của xã; thu nhập bình quân trên đầu người thấp và không ổn định, thị trường giá cả nông sản không ổn định, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao…